Những ngọn thác như là những bản tình ca vọng về từ đại ngàn của Tây Nguyên đi cùng năm tháng. Nếu có cơ hội ghé chân Đắk Nông thì đừng bỏ qua thác Dray Sáp, một trong những di sản của núi rừng.

Mảnh đất Tây Nguyên huyền thoại gắn liền với câu chuyện “chú voi con ở Bản Đôn”, gắn liền với những khu vườn cà phê bạt ngàn thơm ngọt ngào và cả những ngọn thác hùng vĩ vang lên từ đại ngàn. Tại Đắk Nông có rất nhiều cụm thác và nhiều dòng thác gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết làm nên tên tuổi của Tây Nguyên, trong đó không thể bỏ qua được thác Dray Sáp. Cùng Lữ hành Việt Nam về với vùng đất Đắk Nông để bước đến chốn thần tiên Dray Sáp nhé.

Xem thêm : du lich thac Dray Nu Nhà May Mắn

Tọa độ thác Dray Sáp

Thác Dray Sáp thuộc tỉnh Nam Hà, huyện Krông K’No, tỉnh Đắk Nông và có cả phần giao với tỉnh Đắk Lắk. Thác được tạo bởi mảng địa chất tụt xuống từ lâu trước kia, hình thành thung lũng cắt ngang dòng sông tạo thành thác. Hiện nay thác có độ dài khoảng 100m, chiều cao 50m đổ từ trên cao xuống.


Thác Dray Sáp thuộc tỉnh Nam Hà, huyện Krông K’No


Từ trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột ngọn thác cách khoảng 30km về phía Nam. Đây là một trong những ngọn thác đẹp và hùng vĩ của Tây Nguyên, được gọi theo tiếng người dân tộc Ê đê là thác Khói hoặc là thác Chồng, nằm cạnh đó không xa là thác Dray Nur – thác Vợ.


Rủ nhau về Đắk Nông tham quan thác Dray Sáp hùng vĩ - @k.h.i.n


Truyền thuyết về Dray Sáp

Các điểm đến ở Tây Nguyên đều gắn liền với rất nhiều truyền thuyết được người đồng bào truyền miệng từ đời này qua đời khác. Đến khám phá thác nước Dray Sáp bạn sẽ thường được nghe một truyền thuyết gắn liền với thác về tình yêu của một đôi nam nữ.

Trước đây ở hai bên bờ sông Sê – rê – pok có một đôi nam nữ đem lòng yêu nhau nhưng bị gia đình cấm đoán. Vì muốn ở bên nhau bên họ đã cùng nhau gieo mình xuống sông, từ đó dòng Sê – rê – pok chia thành hai nhánh sông đực và sông cái chính là Dray Nur và Dray Sáp ngày nay.


Dòng Sê – rê – pok chia thành hai nhánh sông đực và sông cái chính là Dray Nur và Dray Sáp ngày nay - @duyman89


Dòng Dray Sáp cũng có một truyền thuyết nổi tiếng được lưu truyền kể về nàng Hmi cùng người chồng chung sống với nhau nhưng đến một hôm thì người chồng bị bệnh nặng không thể qua khỏi. Nàng Hmi vì quá đau lòng nên đã khóc rất nhiều ngày đêm, tiếng khóc vang tới Giàng. Giàng cũng tiếc thương cho mối tình nên đã tạo ra ngọn thác để nhớ về nàng Hmi. Thác Khói cũng ra đời từ đó bởi khi đứng dưới thác Dray Sáp bạn sẽ thấy được những ngọn nước hùng vĩ từ trên cao đổ xuống bay như khói.

Đứng dưới thác Dray Sáp bạn sẽ thấy được những ngọn nước hùng vĩ từ trên cao đổ xuống bay như khói - @k.h.i.n


Nên đến thác Dray Sáp thời gian nào?

Khí hậu ở thác Dray Sáp mang theo đặc trưng của khí hậu Tây Nguyên là mùa mưa và mùa khô. Thời điểm du lịch thác Dray Sáp hợp lý là vào mùa mưa, bạn sẽ cảm nhận được rõ hơn hệ sinh thái nhiệt đới ở vùng Tây Nguyên, lúc này dòng nước cũng hùng vĩ hơn. Mùa mưa tạo ra làn nước mờ sương để nơi đây như là một bức tranh của núi rừng.



Nếu không đến được vào mùa mưa, đến được đây vào mùa khô thì bạn sẽ thấy được dòng nước chảy nhẹ nhàng đọng xuống hồ. Thác nước lúc này trong và sạch hơn, phù hợp cho những buổi picnic bên chân thác. Hơn nữa, thời điểm này bạn có thể nhìn thấy cảnh những đàn bướm bay dập dờn khắp nơi.

Với người dân bản địa thì độc đáo nhất vẫn là thác Dray Sáp vào mùa lá rụng, lúc này những tán cây thẳng tắp trên trời xanh. Đây cũng là lúc mà bạn có thể thấy được bức tranh đối lập giữa một bên là cành cây khô xám xịt, phía dưới lại là dòng thác xanh mượt, chứng minh cho sức sống tiềm tàng của những người dân đồng bào Tây Nguyên.

Đường đi đến thác Dray Sáp

Thác Chồng Dray Sáp vốn không nằm trên cung đường thuận lợi để phát triển du lịch, nằm khá khuất với thành phố Buôn Mê Thuột nên thường ngày lượng khách du lịch đến đây không quá đông. Tuy nhiên những ai có ý định đi du lịch Đắk Nông thì đều không muốn bỏ lỡ đến với ngọn thác này.



Đường tham quan thác gắn liền với một số điểm du lịch khác của Đắk Nông. Bạn có thể đi theo lộ trình khám phá hang động núi lửa Chư Bluk, cách thác 20km về phía Nam. Hoặc nếu đi từ Buôn Mê Thuột, bạn đi theo hướng Quốc lộ 14 khoảng 20km, gặp ngã ba Chư Jut thì rẽ trái về huyện Krong Nô. Tiếp tục đi 10km bạn sẽ thấy khu vực cổng chào Dray Sáp, giá vé vào cửa khoảng 40.000VNĐ/khách.



Khám phá khung cảnh thác Dray Sáp

Bạn có thể gửi xe từ ngoài và đi bộ vào khu vực thác hoặc có thể trải nghiệm hoạt động đạp xe vào thác, băng qua những ngôi làng để ngắm nhìn cuộc sống của người đồng bào dân tộc. Khu du lịch thác Dray Sáp đã được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993, mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ mà độc đáo.



Muốn đến được gần với thác thì bạn cần vượt qua khu vực có nhiều tảng đá lồi lõm, băng qua cánh rừng sâu, vừa đi vừa thư giãn, lắng nghe chim hót. Gần đến thác lại càng dễ nhận ra hơn, âm thanh của núi rừng dần nhỏ lại nhường chỗ cho tiếng nước chảy ào ào. Dù từ xa cũng có thể mường tượng được khung cảnh hùng vĩ của ngọn thác, xua tan được đoạn đường dài mệt mỏi.



Đến với thác Dray Sáp bất cứ ai cũng cảm thấy ngạc nhiên vì giữa đất trời Tây Nguyên lại có một nơi thơ mộng đến thế. Có lẽ vẻ đẹp của thác được tạo nên nhờ sự giao thoa của dòng Sê – rê – pok, là sự hài hòa của thác Chồng và thác Vợ, chính vì thế mà nơi đây còn được gọi là “Tây Nguyên đệ nhất thác”.



Đến đây bạn có thể tham quan chụp ảnh, lưu lại cho mình những kỉ niệm đẹp. Nhiều du khách còn lựa chọn picnic tại thác, nếu bạn cũng có ý định này thì nên lưu ý là nhớ bảo vệ môi trường xung quanh thác để đảm bảo được vẻ đẹp hoang sơ trường tồn nhé.



Một trải nghiệm nữa cũng được nhiều du khách lựa chọn khi đến du lịch thác Dray Sáp nữa chính là chèo thuyền ở dòng sông dưới thác. Lưu ý là bạn chỉ nên trải nghiệm vào thời điểm mùa khô thác ít nước bởi mùa mưa thì dòng thác khá hung bạo. Khi chèo thuyền cũng cần đảm bảo một số đồ bảo hộ để bảo vệ an toàn cho bản thân nhé.



Như là tiên nữ nằm ẩn mình giữa chốn rừng sâu, thác Dray Sáp luôn là điểm đến mà mọi du khách muốn tìm, muốn chinh phục được khi đến với Đắk Nông. Du khách đến với thác để tìm cái đẹp, tìm khung cảnh thơ mộng và yên bình, trải nghiệm những ngày rời phố thị ồn ào để hòa mình với thiên nhiên.

Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật - Maison Chance

Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline : 090 906 2528

Web site dich vu nha nghi luu tru Dak Nong Nhà May Mắn : maison-chance.org/shop