Sau khi bạn mới sinh, sữa mẹ mà bé uống lúc đấy chính là sữa non. Sữa non được cô đặc và sản xuất với số lượng ít, vì vậy nó không làm cho ngực bạn cảm thấy đầy. Sự thay đổi từ sữa non sang sữa bình thường sẽ làm ngực bạn đầy thường chỉ mất vài ngày. Việc làm đầy này thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ ba sau sinh, nhưng đối với một số bà mẹ, quá trình này bị trễ. Có rất nhiều lý do để giải thích sự chậm trễ này, và mình xin phép liệt kê 10 lý do dễ nhận thấy nhất.

Tại sao bạn vẫn không có sữa.
Nếu bất kỳ điều nào sau đây mà bạn đã thấy ở chính bản thân mình, bạn sẽ nhận thấy rằng sữa của bạn sẽ không xuất hiện vào ngày thứ ba hoặc bốn sau khi sinh. Bạn hãy luôn tập cho bé uống sữa càng nhiều càng tốt. Bé sẽ được tiếp thu dinh dưỡng từ sữa non, và cũng sẽ kích thích sản xuất nguồn sữa của bạn.
Đây là đứa bé đầu tiên của bạn: Sẽ có thể đến ngày thứ 5 sau khi sinh để ngực bạn có thể chứa đầy sữa mẹ. Khi bạn có đứa con thứ 2 thì chuyện này sẽ diễn ra nhanh hơn.
Quá trình sinh con gặp khó khăn: Một quá trình căng thẳng kéo dài; một kinh nghiệm sinh nở đau đơn; hoặc việc sử dụng thuốc gây mê, Pitcocin hoặc lượng dịch IV lớn có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ.
Bạn đã trải qua phẫu thuật: Phẫu thuật, căng thẳng, đau đớn và các yếu tố cảm xúc liên quan đến việc sinh mổ có thể khiến việc sản xuất sữa mẹ tốn nhiều thời gian hơn. Bạn hãy bắt đầu cho con bú sau quá trình phẫu thuật và luôn thường xuyên làm để kích thích nguồn sữa.
Con bạn sinh non: Mặc dù cơ thể bạn có khả năng tạo sữa mẹ vào cuối quý thứ hai của thai kỳ, giai đoạn cuối của thai kỳ, căng thẳng của việc sinh non và không thể cho con bú ngay sau khi sinh có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ. Bạn nên sử dụng máy hút sữa để cố gắng kích thích sản xuất sữa của bạn và dự trữ sữa cho bé. Ngoài máy hút sữa ra, theo mình thì cũng cần nên có một máy tiệt trùng bình sữa nữa. Mình xin giới thiệu đến bạn máy tiệt trùng bình sữa fatz.
Bé gặp khó khăn trong việc ngậm: Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khả năng ngậm và uống sữa của bé sẽ cản trở việc sản xuất của sữa mẹ. Trẻ sơ sinh có dây buộc lưỡi, sứt môi hoặc các vấn đề về thần kinh có thể làm bé không bám tốt. Hoặc nếu núm vú của bạn phẳng, hoặc lớn cũng sẽ làm bé gặp khó khăn trong việc bú. Bạn nên xin lời khuyên từ y tá hay các chuyên gia để cải thiện việc này.
Bạn gặp vấn đề về nội tiết tố: Nếu bạn có triệu chứng suy giáp hoặc PCOS, bạn có thể mấy nhiều thời gian hơn để tạo sữa cho con bú. Bạn hãy cho con bú ít nhất 2 – 3 giờ một lần và nhờ bác sĩ theo dõi trọng lượng của bé chặt chẽ.
Bạn bị thừa cân: Nếu bạn thừa cân trước khi thụ thai, hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai, có thể cản trở sự sản xuất sữa mẹ sau khi sinh. Bạn hãy luôn đặt con nhỏ của bạn lên vú để kích thích sản xuất sữa, và luôn theo dõi sự tăng trưởng và cân nặng của bé một cách chặt chẽ.
Bạn vẫn còn mảnh nhau thai: Khi một phần nhau thai vẫn con trong tử cung của bạn sau khi sinh, nó có thể ngăn chặn sự thay đổi hormone cần thiết trong cơ thể bạn để sản xuất sữa mẹ. Một khi bác sĩ chẩn đoán và loại bỏ các mảnh nhau thai bị giữ lại, cơ thể bạn sẽ thay đổi và sẽ có thể sản xuất sữa mẹ.

Lời kết.

Khi mua hàng trên các trang như Tiki, Shopee,… bạn sẽ luôn muốn có những mã giảm giá để có thể thoải mái mà mua sắm. Thế nên, bạn hãy đến với blog giảm giá để có nhiều mã giảm giá để có được một chuyến mua sắm tuyệt vời.