Sữa mẹ có 3 giai đoạn sản xuất là sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp và sữa mẹ trưởng thành. Trong đó sữa mẹ chuyển tiếp bản chất không phải có thể sản xuất ra nó như thế mà là sự pha trộn giữa giai đoạn và giai đoạn 3 của sữa mẹ. Bởi vậy mới có tên gọi là sữa mẹ chuyển tiếp. Dưới đây là những gì bạn cần biết về sữa mẹ chuyển tiếp.

Giai đoạn sữa mẹ chuyển tiếp bắt đầu khi nào?
Sữa của bạn sẽ thay đổi thành sữa chuyển tiếp vào khoảng 2-5 ngày sau khi sinh. Đối với bà mẹ sinh con đầu lòng thì cần lâu hơn một chút còn bà mẹ đã từng sinh con thì sớm hơn một chút.

Giai đoạn chuyển tiếp chính là lúc cơ thể bạn ngừng sản xuất sữa non và bắt đầu sản xuất sữa mẹ trưởng thành, thường đước gọi là sữa của bạn “vào” Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy rằng ngực của bạn đang đầy sữa mẹ. Chúng có thể trở nên to, nặng và căng

Nếu bạn không nhận thấy ngực của bạn đầy sữa mẹ chuyển tiếp vào ngày thứ 5 sau khi em bé của bạn được sinh ra, bạn nên gọi bác sĩ của bạn. Một sự chậm trễ sản xuất sữa mẹ có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn. Nó có thể khiến cho bé mất nước, giảm cân và nặng thì có thể vàng da. Nếu sữa mẹ không vào, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và khắc phục càng sớm càng tốt. Trong thời gian xử lý bạn cần bổ sung cho bé bằng nguồn dinh dưỡng khác.

Sữa mẹ chuyển tiếp kéo dài bao lâu?
Giai đoạn sữa mẹ chuyển tiếp của bạn có thể bắt đầu từ ngày thứ ba sau khi sinh em bé cho tới khi sữa non hoàn toàn được thay thế bằng sữa mẹ trưởng thành vào khoảng 2-3 tuần sau khi sinh. Tất cả giai đoạn sữa chuyển tiếp này có thể kéo dài khoảng từ 10-14 ngày.



Sữa mẹ chuyển tiếp trông như thế nào?
Sữa mẹ có thể có nhiều màu sắc và độ đậm đặc khác nhau. Sữa non thường có màu vàng hoặc cam và đặc. Sữa mẹ trưởng thành loãng hơn sữa non và thường có màu trắng, vàng nhạt hoặc nhuốm màu xanh.

Vì sữa chuyển tiếp là hỗn hợp của cả hai loại sữa mẹ này, nên nó có thể là bất kỳ sự kết hợp nào giữa các tính nhất quán và màu sắc này. Lúc đầu, nó sẽ xuất hiện nhiều màu vàng và kem hơn vì lúc này tỉ lệ sữa trưởng thành thấp hơn. Nhưng về sau sữa trưởng thành hơn được sản xuất và trộn vào, sữa chuyển tiếp sẽ bắt đầu có sự xuất hiện của sữa loãng hơn và trắng hơn vì tỉ lệ sữa trưởng thành cao hơn.

Bạn sản xuất bao nhiêu sữa mẹ chuyển tiếp?
So với sữa non thì sữa chuyển tiếp sản xuất ra với lượng lớn hơn nhiều. Bạn đầu sữa non chỉ sản xuất được khoảng 60 ml mỗi ngày nhưng tới giai đoạn sữa chuyển tiếp thì nó tăng lên nhanh chóng. Ban đầu cũng chỉ như sữa non vào ngày thứ 3 là 30 ml nhưng nó tăng nhanh đến khoảng 1 tuần sau đó là 600 ml mỗi ngày.

Thành phần sữa mẹ chuyển tiếp là gì?
Sữa mẹ chuyển tiếp là sự kết hợp của tất cả các chất dinh dưỡng và đặc tính sức khỏe tạo nên sữa non và sữa mẹ trưởng thành. Nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé của bạn cần.

Khi nó thay đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành, lượng protein và kháng thể trong sữa mẹ chuyển tiếp bắt đầu giảm xuống một chút. Nhưng, lượng chất béo , đường và calo tăng lên, điều này giúp em bé của bạn lấy lại một số cân nặng đã giảm trong vài ngày đầu sau khi sinh.



Căng vú trong giai đoạn sữa mẹ chuyển tiếp
Căng vú là một trải nghiệm bình thường trong giai đoạn sữa mẹ chuyển tiếp. Nó thường bắt đầu trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi sinh con, và đó là kết quả của sự gia tăng đột ngột lượng sữa mẹ mà bạn đang tạo ra. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn trong giai đoạn sữa chuyển tiếp.

  • Nếu bạn cho con bú rất thường xuyên trong hai ngày đầu sau khi bé chào đời, các triệu chứng căng vú có thể không quá tệ
  • Bé có thể khó bú mẹ hơn nếu vú của bạn quá căng, vì nó có thể kéo phẳng cả núm vú cảu bạn và quá cứng để bé có thể bám vú và bú bình thường được. Để giúp bé dễ dàng hơn thì bạn chỉ cần vắt ra một chút sữa để vú của bạn mềm ra một chút thì bé lại bú được bình thường và bạn đỡ đau.
  • Bạn có thể giảm đau do căng vú thì bạn có thể chườm lạnh bằng đá hoặc dùng lá bắp cải lạnh đắp lên để xoa dịu nó. Thế nhưng lá bắp cải lạnh không nên dùng thường xuyên vì ns có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Bạn cũng có thể hút đi một chút sữa mẹ để giảm căng. Nếu bạn quá đau thì có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen.
  • Căng vú có thể gây ra nhưng cơn sốt. Nếu bạn bi sốt khi có sữa và không nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng thì đó là sốt do căng vú hay còn gọi là sốt sữa.
  • Căng vú trong thời gian sữa mẹ chuyển tiếp thường không kéo dài. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng một vài ngày hoặc một tuần vì nguồn sữa mẹ của bạn điều chỉnh theo nhu cầu của bé.


Cách mua các sản phẩm hỗ trợ cho con bú giá rẻ
Việc mua được các sản phẩm hỗ trợ cho con bú như gối, máy hút sữa, bình sữa,... Giá rẻ không phải ai cũng biết. Để mua các sản phẩm hỗ trợ cho bú hiệu quả với mức giá ưu đãi bạn chỉ cần sử dụng mã giảm giá của Sendo. Nếu bạn chưa bao giờ mua hàng trên Sendo thì hãy mua ngay để được hưởng mã giảm giá Sendo mua lần đầu.

Tóm lại sữa mẹ chuyển tiếp là một hỗn hợp giữa sữa non và sữa mẹ trưởng thành của bé. Nó có chứa các đặc tính cấu tạo và dinh dưỡng đầy đủ của cả sữa non và sữa mẹ trưởng thành. Dù cho bạn có cho con bú hay không thì trong vài tuần đầu cơ thể cảu bạn vẫn sản xuất sữa mẹ, nhưng nó sẽ chậm lại và dừng hẳn nếu bạn không cho con bú hoặc hút sữa. Do đó, để thiết lập và duy trì nguồn sữa mẹ tốt cho sức khỏe, bạn nên cho con bú 2-3 giờ một lần trong suốt cả ngày và đêm. Chúc bạn cho con bú thành công!

Xem thêm: Vấn đề hắt hơi sổ mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến bé đang được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Để tìm hiểu bài viết chủ đề trên cùng đón đọc tại hoidaptructuyen.vn